Ứng dụng công nghệ trong sản xuất thông minh – Xu thế và thách thức

Khi chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà trở thành điều tất yếu, công nghệ thông tin trở thành công cụ của mọi nhà quản lý để đạt được mục tiêu.Trong CMCN 4.0, Internet vạn vật (IoT) và Trí tuệ nhân tạo (AI) đang thể hiện vai trò rõ rệt trong việc nâng cao hiệu quả và thúc đẩy sản xuất vượt trội.Một trong những ứng dụng chính kết hợp giữa AI và IoT là quy trình bảo trì mang tính dự phòng, giải pháp này được Deloitte ước tính có thể hạ thấp chi phí bảo trì tới 40% vào năm 2025. Đây cũng là công nghệ được HPE – nhà cung cấp hạ tầng công nghệ hàng đầu thế giới tăng cường nghiên cứu và ứng dụng trên toàn cầu.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất thông minh - Xu thế và thách thức - ảnh 1

1. Xu hướng công nghệ trong ngành sản xuất năm 2021

Các doanh nghiệp tin rằng đổi mới công nghệ là chìa khóa để nhanh chóng đáp ứng thách thức và cơ hội của thị trường. Những xu hướng công nghệ đang được triển khai trên thế giới bao gồm:Trí tuệ nhân tạo: AI đã thực sự thay đổi cách doanh nghiệp đánh giá, sử dụng và khai thác dữ liệu, giúp đưa ra các quyết định thông minh nhanh hơn, chính xác hơn.Sản xuất bền vững: Giảm lượng khí thải carbon và cải thiện quy trình sản xuất sẽ góp phần tạo dựng môi trường làm việc an toàn cho nhân viên và giảm chi phí sản xuất.Siêu kết nối: Dòng chảy liên tục của dữ liệu – IoT mang lại khả năng tiếp cận và kiểm soát tốt hơn, nhanh hơn những gì đang xảy ra trong nhà máy.An ninh công nghiệp: Các mô hình AI, trong đó dữ liệu là cốt lõi, trở thành tài sản trí tuệ của doanh nghiệp cần được bảo mật, giá trị doanh nghiệp được xác định bởi bảo mật công nghiệp.

2. Những thách thức trong ứng dụng công nghệ AI và IoT

Một trong những thách thức lớn nhất trong quá trình triển khai IoT là chất lượng kết nối do những gián đoạn có thể xảy ra giữa các nút mạng trong hệ thống. Việc đầu tư và duy trì hệ thống mạng để phục vụ hàng trăm nghìn thiết bị IoT tốn kém thời gian và tiền bạc, sự tương thích giữa các thiết bị IoT khác nhau và nhiều thiết bị không được trang bị các cảm biến đang cản trở ứng dụng IoT.Trong khi đó, việc triển khai AI lại đòi hỏi một lượng dữ liệu khổng lồ để đạt được những kết quả mong muốn. Dù doanh nghiệp có thể thu thập dữ liệu qua các cảm biến được triển khai cho IoT nhưng điều đó chưa đảm bảo chất lượng của dữ liệu này. Quá trình xử lý dữ liệu đòi hỏi sự can thiệp sâu rộng để sử dụng trong các dự án AI yêu cầu lực lượng IT có trình độ cao cũng trở thành một nút thắt.

3. Vai trò của nhà tư vấn CNTT cho doanh nghiệp

Là một trong các doanh nghiệp hàng đầu cung cấp dịch vụ tích hợp hệ thống và tư vấn IoT công nghiệp trên toàn thế giới theo đánh giá của IDC năm 2020, đồng thời tiên phong trong ứng dụng AI, HPE cho rằng mặc dù các doanh nghiệp hiểu rõ những ưu thế mà AI mang lại nhưng lại thường thiếu hoạt động lập kế hoạch chiến lược để xác định và phân loại các mục tiêu quan trọng, từ đó không thể tối đa hóa giá trị thực sự của công nghệ AI.

Ứng dụng công nghệ trong sản xuất thông minh - Xu thế và thách thức - ảnh 2

“Một công ty thép phải dừng dây chuyền sản xuất do xảy ra lỗi khiến việc sản xuất bị trì hoãn trong thời gian dài. HPE cùng các đối tác của mình đã giúp doanh nghiệp ứng dụng công nghệ AI để dự đoán được việc bảo trì 1 tháng trước khi xảy ra sự cố, loại bỏ việc kiểm soát hậu kỳ đắt đỏ không cần thiết, ngăn ngừa lỗi sản xuất và giảm số lần ngừng hoạt động”.IoT & AI không chỉ đòi hỏi các công cụ để quản lý và triển khai mà còn yêu cầu cơ sở hạ tầng CNTT đáp ứng các điều kiện về hiệu suất và quy mô. Lúc này, đơn vị tư vấn đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn, xác định mục tiêu và ứng dụng công nghệ hiệu quả.