Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng công nghệ triển lãm 3D đầy mới mẻ này.
Theo thông báo của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), kể từ năm nay, Triển lãm Viễn thông Thế giới (ITU Telecom World) sẽ có tên gọi mới. Theo sáng kiến của Việt Nam trong kỳ triển lãm năm 2019, tên của sự kiện này sẽ được thay đổi thành Hội nghị và Triển lãm Thế giới Số 2020 (ITU Digital World 2020) và Việt Nam cũng sẽ là nước chủ nhà đăng cai tổ chức vào tháng 9 năm 2020 tại Hà Nội.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Phan Tâm cho biết, do diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 nên Việt Nam đã chủ động đề xuất tổ chức sự kiện theo hình thức trực tuyến và thời gian sẽ được lùi lại một tháng. Đây cũng là lần đầu tiên trong 50 năm lịch sử ITU, công nghệ thực tế ảo được đưa vào các gian hàng, do Viettel xây dựng.
Dựa trên nền tảng 3D có sẵn đã được xây dựng và phát triển qua nhiều năm, liên tiếp nâng cấp và cải tiến qua các dự án thực tế, Viettel đã tinh chỉnh để có một nền tảng hoàn chỉnh trong vòng 1 tháng.
Đây cũng là lần đầu tiên Việt Nam áp dụng công nghệ triển lãm 3D. Công nghệ này rất mới và Việt Nam chưa có kinh nghiệm nên phải tham khảo nhiều. Tuy nhiên, việc làm chủ công nghệ và đưa vào thực tế giúp người tham gia triển lãm có những trải nghiệm thú vị và độc đáo so với phương thức truyền thống hay gian hàng 2D.
Nền tảng 100% Make in Vietnam sẽ giúp thay thế hoàn toàn hình thức triển lãm, phương thức trao đổi thông tin và cách tổ chức các phiên hội thảo. Dù được xây dựng trong thời gian ngắn nhưng Platform 3D không chỉ phải đáp ứng được các tính năng mà Bộ Thông tin và Truyền thông và ITU đưa ra mà còn đáp ứng các quy chuẩn xây dựng hệ thống phần mềm từ việc test tải, cho tới an toàn thông tin, hạ tầng triển khai, các phương án ứng phó nếu xảy ra sự cố.
“Những năm qua, Việt Nam là ngôi sao đang lên về công nghệ nhưng trong mắt nước khác thì Việt Nam vẫn chỉ là địa chỉ gia công. Cùng những sản phẩm Make in Vietnam, chúng ta muốn thế giới thay đổi nhận định của thế giới về Việt Nam, quốc gia đang tiến nhanh trên con đường làm chủ công nghệ, sáng tạo công nghệ“, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết bên lề sự kiện Tổng duyệt lễ khai mạc ITU 2020.
Chia sẻ ở buổi tổng duyệt, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết, trong công tác chuẩn bị, đã có sự rà soát, triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống. Trước những nỗ lực này, Thứ trưởng Phan Tâm cho biết Bộ Thông tin Truyền thông rất tin tưởng mức sự kiện sẽ có mức độ an toàn bảo mật cao nhất.
Anh Bùi Huy Bình, cán bộ Viettel có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, nơi Hội nghị và Triển lãm Thế giới số 2020 diễn ra, cho biết phía công ty chỉ có khoảng 1 tháng để xây dựng hệ thống phục vụ sự kiện dựa trên những gì đã có.
“Hệ thống cũng phải được thiết kế để không giới hạn lượt truy cập nên hạ tầng phải được cung cấp, bổ sung và thử nghiệm liên tục”, anh Bình cho biết.
Diễn ra trong 3 ngày 20-22/10, ITU World 2020 đã được chuyển từ tổ chức offline sang online vì những điều kiện bất khả kháng khi đại dịch Covid-19 bùng lên toàn cầu. Lần đầu tiên Việt Nam đăng cai tổ chức ITU, thành bại của sự kiện chủ yếu dựa vào nền tảng Platform 3D này.
Nền tảng 100% Make in Vietnam sẽ giúp thay thế hoàn toàn hình thức triển lãm, phương thức trao đổi thông tin và cách tổ chức các phiên hội thảo. Dù được xây dựng trong thời gian ngắn nhưng Platform 3D không chỉ phải đáp ứng được các tính năng mà Bộ Thông tin và Truyền thông và ITU đưa ra mà còn đáp ứng các quy chuẩn xây dựng hệ thống phần mềm từ việc test tải, cho tới an toàn thông tin, hạ tầng triển khai, các phương án ứng phó nếu xảy ra sự cố.
Tuy nhiên, nhờ kinh nghiệm từ các sự kiện lớn như APEC 2017, Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ – Triều 2019 hay Hội nghị Cấp cao ASEAN và ASEAN+3 vừa diễn ra giúp Viettel có thể đảm bảo an toàn thông tin cho các buổi họp trực tuyến và cả gian hàng của các nước. Bên cạnh đó, Viettel cũng đã tiến hành các cuộc tấn công giả lập để lên phương án bảo vệ an toàn cho sự kiện.